Sơn tĩnh điện là công nghệ phủ bề mặt tiên tiến, ứng dụng nguyên lý điện tích để tạo lớp phủ bảo vệ cho vật liệu kim loại. Công nghệ này được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng như cửa sắt, khung thép, lan can, cầu thang và các kết cấu kim loại khác. Việc thực hiện đúng quy trình sơn tĩnh điện không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn tăng tuổi thọ cho sản phẩm, chống ăn mòn hiệu quả trong môi trường khắc nghiệt.

Bài viết này của PPG Online sẽ hướng dẫn chi tiết 5 bước trong quy trình sơn tĩnh điện và các lưu ý quan trọng khi thi công. Từ đó, bạn có thể nắm vững kỹ thuật, áp dụng đúng quy trình để đạt được chất lượng sơn phủ tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu quy trình chuẩn của công nghệ sơn tĩnh điện.

Quy trình sơn tĩnh điện với 6 bước đơn giản sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng của bề mặt kim loại

Quy trình sơn tĩnh điện gồm 5 bước chi tiết

Nội dung bài viết[Ẩn]

1. Quy trình sơn tĩnh điện đúng tiêu chuẩn

Việc nắm rõ được quy trình thi công sơn tĩnh điện không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, đảm bảo được chất lượng lớp phủ tốt nhất mà còn giảm thiếu đáng kể tình trạng lãng phí nhiên liệu khi thi công. Quy trình sơn tĩnh điện đúng tiêu chuẩn sẽ gồm có 6 bước sau đây.

Bước 1: Xử lý làm sạch bề mặt kim loại

Trước khi tiến hành sơn tĩnh điện cho bất kỳ vật liệu nào, việc làm sạch và xử lý bề mặt nền là cực kỳ quan trọng. Nếu bụi bẩn, mảnh vụn còn sót lại có thể ảnh hưởng xấu đến độ kết dính của bột sơn và chất lượng của lớp hoàn thiện sau cùng. Để đạt được lớp phủ sơn có chất lượng cao, các công đoạn chuẩn bị cần được thực hiện một cách tỉ mỉ. Điều này không chỉ cải thiện khả năng bám dính của sơn mà còn tạo ra bề mặt mịn màng và thẩm mỹ hơn.

Các bể xử lý hóa chất cần được kiểm tra và chuẩn bị theo thứ tự sau:

  • Bể tẩy dầu mỡ
  • Bể axit tẩy rỉ sét (sử dụng H2SO4 hoặc HCl)
  • Bể rửa nước sạch lần 1
  • Bể định hình bề mặt
  • Bể photphat hóa
  • Bể thụ động hóa
  • Bể rửa nước sạch lần 2

Các bể này nên được xây và phủ nhựa bằng Composite. Thường xuyên kiểm tra hóa chất, xử lý các hóa chất đúng kỹ thuật, quy trình để đạt chất lượng. Ngoài ra, cần kiểm tra nồng độ hóa chất trong các bể xử lý vào đầu buổi sáng hoặc chiều, nếu thiếu hóa chất thì phải châm thêm.

Bước 1 Chuẩn bị các bể hóa chất và xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn

Chuẩn bị các bể hóa chất xử lý

Cách thực hiện

Để thực hiện quy trình xử lý sản phẩm sơn tĩnh điện, đầu tiên bạn cần xếp các sản phẩm vào bể hóa chất. Hãy đảm bảo chúng không bị ép sát vào nhau, không bị che khuất và có thể thoát nước dễ dàng. Các sản phẩm này được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không gỉ, cho phép di chuyển dễ dàng nhờ hệ thống palang điện đi qua các bể hóa chất theo thứ tự trên.

Quá trình xử lý sẽ diễn ra theo thứ tự cố định: bể axit tẩy rỉ sét, bể rửa nước, bể tẩy dầu mỡ và cuối cùng là bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Mỗi sản phẩm phải được đưa vào từng bể này theo đúng trình tự. Quy trình này khá tốn thời gian và cần sự tỉ mỉ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Hãy tuân thủ thời gian ngâm quy định tùy theo sản phẩm, không ngâm quá lâu hoặc ít hơn. Đặc biệt, sản phẩm cần được nâng lên và hạ xuống ít nhất 2-3 lần trong thời gian ngâm để đảm bảo hóa chất tiếp xúc đều với bề mặt.

Bước 2: Sấy khô sản phẩm đã xử lý

Sau khi xử lý trong bể hóa chất, sản phẩm cần được treo bên ngoài để nước bên trong chảy ra. Việc làm khô sản phẩm có thể thực hiện bằng quạt, dưới ánh nắng tự nhiên hoặc bằng lò sấy khô. Khi sử dụng lò sấy, nhiệt độ khoảng 70 - 80 độ C để đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc nếu muốn thời gian khô nhanh hơn thì nhiệt độ phù hợp là 120 độ C trong 10-15 phút.

Thông thường lò sấy có dạng hình khối, các sản phẩm sẽ được treo trên xe gồng và đẩy vào lò sấy qua hệ thống băng truyền. Sau khi xử lý, sản phẩm phải được để ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc với nước và hóa chất. Cuối cùng, bạn nên che đậy gọn gàng các sản phẩm đã được vệ sinh sạch sẽ nhưng chưa được sơn để bảo vệ chúng khỏi bụi bẩn và tác động bên ngoài.

Bước 2 Sấy khô bề mặt ở nhiệt độ khoảng 70-80 độ C, đảm bảo bề mặt khô ráo trước khi sơn

Sấy khô bề mặt bằng máy sấy

Bước 3: Tiến hành phun sơn

Để phun sơn tĩnh điện hiệu quả, việc sử dụng buồng phun sơn là yêu cầu bắt buộc. Hiện nay, có hai loại buồng phổ biến là súng phun buồng đơn và súng phun buồng phun đôi. Súng phun buồng đơn sử dụng một súng phun, trong đó sản phẩm được treo và móc bằng tay vào trong buồng phun. Mặt khác, súng phun buồng phun đôi có hai súng phun đối xứng, cho phép sản phẩm di chuyển trên băng chuyền và được phun sơn từ hai phía.

Trước khi treo sản phẩm lên băng tải để phun sơn, cần kiểm tra kỹ bề mặt cơ khí, bề mặt xử lý hóa chất và móc treo. Đồng thời, bạn phải xịt sạch bề mặt bụi của sản phẩm bằng khí nén, đảm bảo hướng xịt hướng ra ngoài để tránh ảnh hưởng đến người khác. Móc treo cần chắc chắn, dẫn điện tốt. Khoảng cách giữa các sản phẩm phải tối thiểu từ 100-200mm tùy thuộc vào kích thước sản phẩm để không để lại dấu móc sau khi sơn.

Khi thực hiện quá trình phun sơn, tay súng sơn nên được đặt vuông góc với sản phẩm, với khoảng cách từ 10-15 cm đối với phun tay và 20-25 cm cho súng phun tự động. Đối với phun thủ công, bạn nên sơn các góc cạnh trước, sau đó tới các mặt phẳng, sơn phía dưới trước và cuối cùng là sơn phía trên. Hãy chú ý hướng phun để không phun sơn vào mặt người đối diện, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm việc.

Tiến hành quá trình phun sơn tĩnh điện lên bề mặt sản phẩm

Phun sơn tĩnh tiện lên bề mặt sản phẩm

Bước 4: Sấy khô sơn

Sau khi sản phẩm đã được phun sơn, bước tiếp theo là đưa chúng vào buồng sấy khô. Trước khi đóng lò sấy, bạn cần kiểm tra kỹ từng sản phẩm để đảm bảo chúng được treo chắc chắn, gọn gàng và ngăn nắp. Quan trọng hơn, sản phẩm không được xếp va chạm hay đụng vào bề mặt đã sơn để tránh làm hỏng lớp sơn. Công đoạn sấy khô này giúp sơn tĩnh điện bám chắc vào bề mặt, nhiệt độ sấy sẽ được thiết lập theo tiêu chuẩn tùy vào từng loại sản phẩm để đảm bảo sơn bám đều.

Ngoài ra, một lợi ích lớn của quy trình sơn tĩnh điện là khả năng thu hồi bột sơn dư để sử dụng lại. Qua việc lắp đặt hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện, bạn có thể thu hồi lên đến 95% lượng sơn dư. Quá trình thu hồi này thường được thực hiện bằng cách sử dụng Filter hoặc cyclone, giúp tái chế bột sơn dư và trộn chúng với bột sơn mới, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất hiệu quả.

Sấy khô bề mặt sau khi sơn bằng phòng sấy chuyên dụng

Sấy khô bề mặt sau khi sơn bằng phòng sấy

Bước 5: Kiểm tra chất lượng

Sau khi hoàn thành quá trình sơn, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng 4 chỉ tiêu chính của sản phẩm bao gồm màu sắc, độ đồng đều, độ bám dính và độ phủ kín của lớp sơn. Việc kiểm tra này giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng mọi tiêu chuẩn chất lượng để đóng gói, bàn giao. Quy trình kiểm tra và đóng gói thành phẩm còn phụ thuộc vào từng loại mặt hàng và nhu cầu thực tế của khách hàng. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đều đạt chất lượng cao nhất.

Kiểm tra lại chất lượng của các lớp sơn trước khi bàn giao sản phẩm

Kiểm tra chất lượng sau khi sơn

2. Lưu ý khi thi công sơn tĩnh điện

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quy trình phun sơn tĩnh điện, việc chuẩn bị bề mặt và lựa chọn vật liệu là rất quan trọng. Dưới đây là 8 điều cần chú ý:

  • Chuẩn bị bề mặt: Xử lý bề mặt là bước cần thiết trước khi phun bột sơn. Quy trình này loại bỏ lớp dầu mỡ và cromat phủ, giúp sản phẩm sạch sẽ và tăng khả năng bám dính của sơn.
  • Tạo độ bóng trước khi sơn tĩnh điện: Mặc dù lớp phủ bột dày khoảng 50-100 micron, sản phẩm vẫn có thể được đánh bóng để lớp sơn trở nên mịn màng và có màu sắc đẹp hơn.
  • Lựa chọn loại bột sơn phù hợp: Sơn tĩnh điện gồm nhiều loại bột khác nhau như epoxy, polyurethane, polyester và hybrid. Mỗi loại sẽ phù hợp với những ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn sơn polyurethane phù hợp với thiết bị nông nghiệp, lâm nghiệp, linh kiện ô tô, thiết bị PCCC.
  • Sử dụng bột lớp: Một số bột polyester có thể xuất hiện hiện tượng bong bóng khí hoặc bề mặt da sần do tạp chất và túi khí từ quá trình photphat hóa lớp mạ kẽm. Cần kiểm soát quy trình sử dụng bột lớp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Sử dụng bột Epoxy: Bột epoxy giúp giảm khả năng ăn mòn sản phẩm, có thể sử dụng cho cả sản phẩm trong nhà và ngoài trời.
  • Kiểm soát độ dày lớp sơn: Độ dày tiêu chuẩn cho lớp sơn tĩnh điện thường dao động từ 50 µm đến 150 µm, giúp đảm bảo độ bền.
  • An toàn lao động: Do bụi sơn dễ tích tụ trong không khí. Vì vậy cần đảm bảo hệ thống thông gió, đeo khẩu trang và sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe người của bạn cả khi thi công công nghiệp hay sơn tĩnh điện tại nhà.
  • Kiểm tra hoạt động của hệ thống thường xuyên: Kiểm tra thiết bị sơn tĩnh điện trước khi vận hành là cách đảm bảo hoạt động ổn định. Quá trình này chỉ mất 5-10 phút nhưng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho công nhân.

Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi thi công để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong sơn tĩnh điện

Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi thi công

3. Cách bảo vệ lớp sơn tĩnh điện bền lâu

Để duy trì chất lượng và độ bền của lớp sơn tĩnh điện trong môi trường công nghiệp, hãy thực hiện 4 biện pháp sau:

  • Vệ sinh định kỳ: Lau sạch bề mặt bằng vải mềm và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn. Tránh dùng hóa chất tẩy rửa mạnh để không làm hỏng lớp sơn.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh: Hóa chất như axit hoặc kiềm có thể làm mài mòn và giảm tuổi thọ lớp sơn tĩnh điện.
  • Tránh nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao dễ gây mất màu hoặc phồng rộp lớp sơn, nên tránh để sản phẩm dưới ánh nắng gắt hoặc gần nguồn nhiệt.
  • Bảo vệ khỏi va đập: Mặc dù sơn tĩnh điện chống va đập tốt, nhưng các va chạm mạnh vẫn có thể làm bong tróc lớp sơn.

Vệ sinh và bảo dưỡng bề mặt sơn định kỳ

Vệ sinh bề mặt sơn định kỳ

Tham khảo thêm thông tin:

4. PPG Online - đơn vị cung cấp bột sơn tĩnh điện chất lượng cao

PPG Online là nhà cung cấp hàng đầu các loại bột sơn tĩnh điện chính hãng, mang đến sự đa dạng về độ bóng như bóng thấp, bóng mờ, bóng vừa, và bóng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong ngành công nghiệp.

5 ưu điểm khi mua bột sơn tĩnh điện tại PPG Online:

  • Thương hiệu & chất lượng: PPG Industries, Inc., công ty Fortune 500 của Mỹ, với hơn 130 năm kinh nghiệm, nổi tiếng về giải pháp hoàn thiện bề mặt trong ngành sơn công nghiệp.
  • Chứng chỉ quốc tế: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn AMMA 2003, 2004, 2005, đảm bảo độ bền và chất lượng cao.
  • Hiệu suất vượt trội: Công thức đặc biệt tăng độ bền màu, bám dính tốt và tối ưu thời gian với công nghệ sơn 1 lớp từ máy pha màu 21 ống.
  • Dịch vụ khách hàng nhanh chóng: Nhà máy tại Việt Nam giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời.
  • Đối tác uy tín: International IPS, nhà phân phối chiến lược hơn 15 năm, là cầu nối đưa sản phẩm chất lượng cao của PPG đến thị trường.

Đội ngũ quản lý và vận hành của PPG Online

Tìm mua các sản phẩm sơn tĩnh điện tại PPG Online

Quy trình sơn tĩnh điện chuyên nghiệp đòi hỏi sự tỉ mỉ và tuân thủ nghiêm ngặt từng bước. Việc áp dụng đúng quy trình kết hợp với việc sử dụng sơn chất lượng như sơn bột tĩnh điện PPG sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ và thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

Để được tư vấn về sản phẩm sơn bột tĩnh điện PPG, quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Dịch vụ và Sản phẩm Công nghiệp Quốc tế