Sơn 2 thành phần là gì? Cách pha sơn 2 thành phần đúng kỹ thuật
- Người viết: PPG Online
- Đăng tải: 03/11/2024
- Cập nhật: 14/01/2025
Sơn 2 thành phần là một loại sơn công nghiệp, có cấu tạo từ hai thành phần chính là sơn phủ và chất đóng rắn được sử dụng để bảo vệ bề mặt công trình một cách tối ưu. Ngày nay sơn 2 thành phần được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ các công trình xây dựng dân dụng cho đến các nhà máy, xí nghiệp, từ sàn nhà xưởng, cầu cống. Chính vì tầm quan trọng này, việc hiểu rõ về loại sơn này trước khi sử dụng là điều cần thiết.
Trong bài viết sau đây, PPG Online sẽ giới thiệu đến bạn thông tin về sơn 2 thành phần là gì, công dụng, ưu nhược điểm, cách pha sơn và điểm khác biệt giữa sơn 2 thành phần và sơn 1 thành phần một cách chi tiết nhất. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Sơn hai thành phần là gì? Cách pha sơn 2 thành phần chuẩn đúng kỹ thuật
1. Sơn 2 thành phần là gì?
Sơn 2 thành phần (hay sơn PU 2K) là một loại sơn công nghiệp được cấu tạo từ hai thành phần chính là sơn gốc (Polyol) và chất đóng rắn (Isocyanate). Hai thành phần này sẽ được trộn đều theo tỷ lệ nhất định để tạo ra một hỗn hợp đồng nhất. Đặc trưng của sơn 2 thành phần là khả năng tạo thành một lớp màng sơn cứng, chắc chắn, có khả năng kháng nước, chịu nhiệt và bám dính tốt trên nhiều loại bề mặt. Nhờ phản ứng hóa học xảy ra khi trộn hai thành phần, sơn 2 thành phần mang đến hiệu quả bảo vệ vượt trội, giúp tăng cường tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho các công trình xây dựng.
Sơn 2 thành phần là sơn công nghiệp cấu tạo từ sơn gốc và chất đóng rắn
2. Công dụng của sơn 2 thành phần
Vì được pha trộn giữa sơn gốc và chất đóng rắn nên sơn 2 thành phần sở hữu 5 công dụng nổi bật có thể kể đến như:
- Khả năng chống mài mòn cao: Lớp màng sơn cứng, bền, giúp bảo vệ bề mặt khỏi các tác động cơ học như cọ xát, va chạm, đảm bảo bề mặt luôn sáng bóng và bền đẹp.
- Chịu nhiệt tốt: Sơn 2 thành phần có khả năng chịu được nhiệt độ cao, ngăn ngừa tình trạng bong tróc, biến dạng bề mặt dưới tác động của nhiệt.
- Chống cháy: Giúp tăng cường khả năng chịu lửa cho công trình, hạn chế thiệt hại khi xảy ra hỏa hoạn, bảo vệ an toàn cho người và tài sản.
- Chống va đập: Lớp màng sơn cứng cáp, giúp bề mặt chịu được lực va đập mạnh mà không bị hư hại, đảm bảo tính bền vững của công trình.
- Chống ăn mòn: Màng bảo vệ còn giúp bề mặt kim loại khỏi hiện tượng gỉ sét, ăn mòn, đặc biệt hiệu quả trong môi trường khắc nghiệt như môi trường biển, công nghiệp.
Sơn 2 thành phần giúp tăng khả năng chịu nhiệt cho bề mặt
3. Ưu và nhược điểm của sơn 2 thành phần
Sơn 2 thành phần là loại sơn công nghiệp có độ bền và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên để có thể áp dụng một cách tối ưu nhất bạn cần hiểu rõ được lợi ích và hạn chế mà dòng sơn này mang lại. Sau đây là ưu nhược điểm của sơn 2 thành phần mà bạn cần lưu ý:
Ưu điểm
Sơn 2 thành phần sở hữu 5 ưu điểm nổi bật như sau:
- Độ bền cao: Khả năng chịu lực tốt, giúp bảo vệ bề mặt tối đa nhất khi xảy ra va đập, các tác động từ thời tiết hay ảnh hưởng môi trường như dung môi, hóa chất.
- Khả năng chống thấm nước tốt: Ngăn ngừa sự xâm nhập của nước, ẩm mốc, bảo vệ kết cấu bên trong công trình.
- Bám dính chắc chắn: Khi thi công trên bề mặt sạch và khô ráo, sơn 2 thành phần bám dính rất chắc chắn, hạn chế bong tróc.
- Độ bóng cao: Sơn có khả năng chống nấm mốc, chống bám bẩn tốt nhờ tính bóng giúp bề mặt công trình luôn láng bóng, tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Sơn 2 thành phần sở hữu khả năng bám dính tốt
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, sơn 2 thành phần cũng có 3 điểm hạn chế sau mà bạn cần phải chú ý khi sử dụng:
- Quy trình thi công phức tạp: Việc pha trộn sơn và chất đóng rắn theo đúng tỷ lệ khá phức tạp, đòi hỏi thợ sơn phải có tay nghề cao và dày kinh nghiệm.
- Thời gian khô lâu: So với các loại sơn khác, sơn 2 thành phần cần nhiều thời gian hơn để khô ráo hoàn toàn, nên gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
- Giá thành cao: Do công nghệ sản xuất phức tạp và chất lượng vượt trội nên giá thành của sơn 2 thành phần thường cao hơn so với các loại sơn gốc nước, sơn dầu, sơn PU,...
Tham khảo thêm thông tin:
3. Cách pha sơn 2 thành phần chuẩn nhất
Để đảm bao cho quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng và chất lượng sơn trên bề mặt luôn ở mức tố nhất việc pha sơn đúng kỹ thuật là một yếu tố quan trọng mà bạn cần biết. Quy trình pha sơn 2 thành phần đúng chuẩn sẽ bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: Mở nắp từng thùng sơn chứa sơn gốc và chất đóng rắn. Kiểm tra kỹ các thông tin về tỷ lệ pha trộn, thời gian sử dụng và các lưu ý khác được ghi trên bao bì sản phẩm.
Đọc kỹ thông tin về cách sử dụng, tỷ lệ pha trộn
Bước 2: Sử dụng máy khuấy chuyên dụng để khuấy đều sơn gốc trong khoảng 2-3 phút để giúp sơn đồng nhất và dễ trộn với chất đóng rắn hơn.
Dùng máy khuấy để trộn đều sơn
Bước 3: Đổ từ từ chất đóng rắn vào sơn gốc theo đúng tỷ lệ đã quy định thường sẽ là 1:10 (1 chất đóng răn, 10 gơn gốc). Tránh đổ quá nhanh, vì điều này có thể khiến bạn khó kiểm soát được tỷ lệ chất đóng rắn dẫn đến giảm chất lượng của sơn.
Đổ từ từ chất đóng rắn vào sơn gốc theo tỷ lệ quy định
Bước 4: Tiếp tục dùng máy khuấy sơn chuyên dụng để trộn đều hỗn hợp lại với nhau thành một thể đồng nhất. Một lưu ý rằng bạn có thể cho thêm một lượng nhỏ dung môi chuyên dụng (nếu có) với tỷ lệ từ 5% đến 10% theo hướng dẫn của nhà sản xuất để dễ thi công hơn. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều dung môi vì sẽ làm giảm độ bền của màng sơn.
Bước 5: Sau khi trộn đều, để hỗn hợp sơn nghỉ khoảng 5 phút để các thành phần hòa trộn vào nhau hoàn toàn và tiến hành thi công sơn ngay sau khi pha.
Trộn xong để hỗn hợp sơn nghỉ 5 phút và tiến hành thi công
Lưu ý khi pha sơn 2 thành phần:
Khi pha sơn 2 thành phần bạn cũng cần phải lưu ý 4 điều sau:
- Thời gian thi công: Quá trình pha sơn và thi công sơn 2 thành phần thường tốn nhiều thời gian hơn so với các loại sơn thông thường. Do đó, cần lên kế hoạch thi công kỹ lưỡng, cần tỉ mỉ khi trộn sơn để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ.
- Thời gian sử dụng: Sơn 2 thành phần sau khi pha chỉ có thể sử dụng trong khoảng 4-6 tiếng để đạt chất lượng tốt nhất. Nếu để quá lâu, sơn sẽ bắt đầu đông cứng và không còn sử dụng được, không để sơn quá 2 tiếng. Vì vậy, chỉ nên pha một lượng sơn vừa đủ cho mỗi lần thi công.
- An toàn lao động: Do thành phành phần trong sơn và dung môi thường có chứa các hóa chất độc hại, dễ gây kích ứng da và đường hô hấp. Khi pha sơn, bạn cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Tỷ lệ pha: Tỷ lệ pha sơn 2 thành phần mỗi loại thường sẽ khác nhau và kết hợp dung môi cũng khác nhau. Ví dụ sơn 2 thành phần PPG có thể có tỷ lệ pha là 10 phần sơn gốc và 1 phần chất đóng rắn. Việc không tuân thủ đúng tỷ lệ pha sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của màng sơn, thậm chí làm cho sơn không đông cứng được.
Trang bị đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn
4. Khác biệt của sơn 2 thành phần và sơn 1 thành phần
Sơn 2 thành phần và sơn 1 thành phần khác nhau dựa vào 3 tiêu chí so sánh gồm thành phần, ứng dụng và cách sử dụng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết điểm khác biệt của 2 loại sơn này:
Loại sơn | Thành phần | Ứng dụng | Cách sử dụng |
Sơn 1 thành phần | Chỉ được cấu tạo bởi 1 thành phần duy nhất là gốc dầu alkyd | Sơn 1 thành phần thích hợp với những kết cấu không hoặc rất ít phải chịu tác động từ môi trường. | Sơn 1 thành phần không cần trộn thêm bất cứ thành phần nào khác. Người dùng có thể dùng luôn trên bề mặt cần thi công. |
Sơn 2 thành phần | Có cấu tạo 2 thành phần gồm sơn gốc và chất đóng rắn | Sử dụng cho những môi trường chuyên biệt cần chịu tải trọng lớn, kháng mài mòn, chống ăn mòn, chống rỉ hoặc có điều kiện khắc nghiệt như ngập mặn, acid cao… | Sơn 2 thành phần cần trộn với nhau theo tỉ lệ chính xác theo hướng dẫn của các nhà sản xuất. |
5. PPG Online nhà phân phối chính hãng PPG sơn 2 thành phần
PPG Online là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm sơn gốc dầu 2 thành phần của PPG tại Việt Nam - một trong những tập đoàn sơn hàng đầu thế giới. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối vật liệu và giải pháp xây dựng, PPG Online mang đến cho khách hàng những giải pháp sơn công nghiệp chất lượng cao, đa dạng màu sắc đáp ứng mọi yêu cầu về độ bền, thẩm mỹ và an toàn.
Khi mua sơn 2 thành phần PPG phân phối bởi PPG Online khách hàng có thể hoàn toàn an tâm vì:
- Thương hiệu uy tín toàn cầu: PPG Industries, Inc. là công ty Fortune 500 của Mỹ và là một trong những nhà cung cấp sơn, phủ vật liệu trên toàn cầu với hơn 130 năm kinh nghiệm. PPG được biết đến trong ngành sơn công nghiệp với chất lượng sản phẩm vượt trội và các giải pháp hoàn thiện bề mặt đa dạng.
- Chất lượng sản phẩm: Các sản phẩm sơn 2 thành phần của PPG đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như AMMA 2003, 2004, 2005, đảm bảo độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt và màu sắc bền đẹp.
- Công nghệ hiện đại: PPG sở hữu công nghệ pha màu tiên tiến với máy pha màu 21 ống, giúp tạo ra hàng ngàn màu sắc khác nhau theo yêu cầu của khách hàng. Công nghệ sơn 1 lớp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
- Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp: PPG Online cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và giao hàng nhanh chóng, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Sản xuất tại Việt Nam: PPG có nhà máy sản xuất tại Việt Nam giúp đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng và linh hoạt.
- Đối tác uy tín: International IPS là nhà phân phối uy tín trên thị trường, với hơn 15 năm kinh nghiệm, cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Chọn mua sơn 2 thành phần tại PPG Online
Qua bài viết trên, PPG Online đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về sơn 2 thành phần là gì, công dụng, ưu nhược điểm, cách pha và sự khác nhau giữa sơn 2 thành phần, sơn 1 thành phần một cách chi tiết nhất. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về sơn 2 thành phần, tư vấn báo giá và lựa chọn màu sắc sơn phù hợp vui lòng liên hệ với PPG Online theo thông tin bên dưới để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Sản phẩm Công nghiệp Quốc tế
- Địa chỉ: Số 7, đường số 10, khu đô thị Sala, phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM
- Số điện thoại: 028 6262 8668
- Website: https://www.soncongnghieponline.com.vn/