Quy trình 5 bước sơn kết cấu thép chuẩn và đơn giản
- Người viết: PPG Online
- Đăng tải: 27/11/2024
- Cập nhật: 27/11/2024
Việc sơn kết cấu thép là một bước thiết yếu nhằm bảo vệ công trình thép khỏi các ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường như quá trình oxi hóa và hiện tượng ăn mòn. Tuy nhiên, nếu không nắm vững quy trình sơn đúng cách, công trình có thể nhanh chóng bị hư hỏng, giảm tuổi thọ và tốn kém chi phí bảo trì.
Trong bài viết này, PPG Online sẽ giới thiệu đến bạn sơn kết cấu thép là gì và quy trình 5 bước sơn kết cấu thép chuẩn, đơn giản. Cùng PPG Online khám phá ngay sau đây!
Quy trình 5 bước sơn kết cấu thép chuẩn (Nguồn: Internet)
1. Sơn kết cấu thép là gì?
Sơn kết cấu thép là loại sơn đặc biệt dùng để bảo vệ bề mặt thép trong xây dựng và công nghiệp. Đây là dòng sơn có khả năng chống ăn mòn vượt trội. Sơn được sử dụng nhằm đảm bảo độ bền cho kết cấu thép ngay cả trong môi trường khắc nghiệt và chịu tác động mạnh từ thời tiết hoặc hóa chất.
Sơn kết cấu thép giúp tạo lớp bảo vệ chắc chắn, ngăn ngừa quá trình oxi hóa, kéo dài tuổi thọ của các công trình và thiết bị làm từ thép. Loại sơn này đóng vai trò then chốt trong việc duy trì độ bền của kết cấu thép.
Sơn kết cấu thép là loại sơn chuyên dùng để bảo vệ bề mặt thép (Nguồn: Internet)
2. 3 loại sơn kết cấu thép
Hiện nay, có 3 loại sơn kết cấu thép phổ biến theo hệ Alkyd, Epoxy và Polythane, mỗi loại đều có đặc tính riêng biệt đáp ứng các yêu cầu bảo vệ khác nhau. Dưới đây là đặc điểm và ứng dụng cụ thể của từng loại:
Sơn kết cấu thép hệ Alkyd
Sơn kết cấu thép hệ Alkyd là loại sơn một thành phần, dễ thi công với thành phần chính gồm nhựa Alkyd dầu dài, bột độn, bột màu chống gỉ, dung môi và phụ gia đặc biệt. Sơn kết cấu thép hệ Alkyd có khả năng chống rỉ sét, độ bám dính cao, khô nhanh, và giữ màu tốt trong môi trường ăn mòn trung bình. Màu sắc sơn đa dạng từ xám, nâu đỏ cho đến xanh, vàng, đỏ, tím,... Độ bóng và độ phủ thay đổi theo thương hiệu và mục đích sử dụng. Sơn Alkyd được ứng dụng rộng rãi cho các công trình văn phòng, nhà máy, xe tải và kết cấu thép trên tàu sắt không tiếp xúc trực tiếp với nước biển.
Công trình sử dụng sơn kết cấu thép hệ Alkyd (Nguồn: Internet)
Sơn kết cấu thép hệ Epoxy
Sơn kết cấu thép hệ Epoxy là loại sơn hai thành phần gồm nhựa Epoxy, chất đóng rắn amide, kẽm phosphate, kẽm oxit, bột độn và dung môi. Với khả năng chống mài mòn cao, sơn Epoxy có khả năng bảo vệ hiệu quả trước nước biển, dầu nhiên liệu và các tác nhân ăn mòn khác, thích hợp cho cả bề mặt thép mới và cũ. Sơn Epoxy có màu xám, nâu đỏ và đa dạng các màu phủ. Với độ dày 100µm, sơn có độ phủ khoảng 7 - 8m2/kg. Dòng sơn này được sử dụng phổ biến cho đáy, boong, thân tàu, bể chứa dầu, bể hóa chất và khoang chứa dầu thô.
Công trình sử dụng sơn kết cấu thép hệ Epoxy (Nguồn: Internet)
Sơn kết cấu thép hệ Polythane
Sơn kết cấu thép hệ Polythane với thành phần chính là nhựa acrylic, chất đóng rắn và dung môi, mang lại khả năng khô nhanh, độ cứng cao và chống mài mòn vượt trội. Sơn bám chắc trên lớp chống gỉ Alkyd hoặc Epoxy đã làm sạch, chịu tốt tia UV, dung môi và hóa chất, giúp duy trì màu sắc bền vững cho kết cấu thép. Sơn Polythane có màu sắc đa dạng. Dòng sơn này phù hợp để bảo vệ bồn chứa công nghiệp, ống ngầm, ống gió, kết cấu cầu, tàu thuyền, các kết cấu sắt thép cả trong nhà và ngoài trời.
Công trình sử dụng sơn kết cấu thép hệ Polythane (Nguồn: Internet)
3. Quy trình sơn kết cấu thép chuẩn
Quy trình sơn kết cấu thép chuẩn bao gồm 5 bước chính để đảm bảo độ bền và khả năng bảo vệ tối ưu. Bạn có thể xem chi tiết từng bước thực hiện dưới đây:
Bước 1: Lựa chọn phương pháp thi công phù hợp
Bước đầu tiên trong quy trình sơn kết cấu thép là lựa chọn phương pháp thi công phù hợp. Có 3 cách phổ biến:
Cọ quét sơn: Dùng cho bề mặt rỗ, nhiều điểm lồi lõm, mối hàn, góc cạnh và vùng nối ghép của các bản thép. Các vị trí này cần được thi công bằng cọ để quét sơn. Ngay từ lớp sơn chống rỉ đầu tiên, người thợ phải quét và miết mạnh tay. Sau đó, thực hiện sơn các lớp tiếp theo theo đúng thứ tự.
Con lăn (rulo): Phù hợp với bề mặt phẳng, vật liệu có độ nhớt cao. Người thợ cần sơn lớp lót trước rồi tiến hành sơn thêm nhiều lớp để đạt độ dày mong muốn.Loại và kích thước rulo cần tương ứng với dầm thép. Đối với sơn lót chống ăn mòn, phương pháp lăn thường không phù hợp để áp dụng.
Súng phun: Sử dụng linh hoạt cho mọi kết cấu thép, trừ những khu vực nhỏ hẹp. Để màng sơn liên tục và đồng đều, người thợ cần đảm bảo các yếu tố như: áp suất phun, độ nhớt của sơn, loại vòi phun, khoảng cách giữa đầu vòi phun và bề mặt sơn, nhiệt độ của vật liệu sơn và góc phun Các phương pháp phun sơn phổ biến gồm:
Phun sơn trong môi trường áp suất không khí thấp.
Phun sơn trong môi trường không có không khí.
Phun sơn trong môi trường áp suất không khí yếu.
Chọn phương pháp thi công sơn phù hợp (Nguồn: Internet)
Bước 2: Chuẩn bị, xử lý bề mặt kết cấu thép
Ở bước 2, thợ sơn cần chuẩn bị bề mặt kết cấu thép bằng cách làm sạch kim loại, loại bỏ dầu mỡ, vảy thép, bụi bẩn, muối biển, sửa chữa các vị trí bị hư hại. Thợ sơn có thể dùng máy tạo nhám và máy hút bụi công nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối với bề mặt đã qua sơn, cần tẩy bỏ lớp sơn cũ bằng hóa chất, sau đó chà nhám và làm sạch lại. Với bề mặt nhỏ, thợ sơn chỉ cần làm sạch thủ công bằng giấy nhám, bàn chải sắt hoặc chà cước là đủ. Đối với công trình lớn như nhà xưởng hoặc cầu đường, nên sử dụng máy phun cát ướt hoặc máy phun bi để đạt độ sạch tối ưu.
Chuẩn bị và xử lý bề mặt cần sơn (Nguồn: Internet)
Bước 3: Pha sơn kết cấu thép
Để pha sơn kết cấu thép, trước tiên cần khuấy đều thùng sơn theo vòng tròn trong khoảng 2-3 phút để các thành phần được hòa trộn kỹ. Sau đó, cho sơn nghỉ 5 phút để ổn định trước khi thi công. Khi pha sơn, tuân thủ tỷ lệ theo quy định nhà sản xuất, có thể điều chỉnh độ nhớt để phù hợp với phương pháp thi công và điều kiện bề mặt. Ví dụ, nếu bạn dùng sơn kết cấu thép PPG thì sẽ pha theo tỷ lệ 10:1 (gồm 10 phần sơn Base và 1 phần chất đóng rắn).
Pha sơn kết cấu thép theo tỷ lệ (Nguồn: Internet)
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ
Trong quá trình thi công lớp sơn phủ cho kết cấu thép, cần áp dụng phương pháp sơn theo chuyển động chéo hoặc song song để đạt được độ phủ đều và mịn. Khi sử dụng súng phun, hãy giữ khoảng cách phun từ 100 - 250mm so với bề mặt thép để đảm bảo lớp sơn được phủ mịn.
Thông thường, tiến hành sơn 2 lớp, cách nhau từ 4 - 8 tiếng giữa mỗi lớp để đảm bảo độ bám dính tối ưu. Độ phủ lý thuyết của sơn đạt khoảng 5 - 7 m2/kg khi lớp sơn khô có độ dày khoảng 55 microns.
Thi công sơn kết cấu thép (Nguồn: Internet)
Bước 5: Kiểm tra, xử lý lỗi và bàn giao công trình
Khi lớp sơn trên kết cấu thép đã khô hoàn toàn, tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ bề mặt để phát hiện và xử lý các lỗi sơn, như những khu vực sơn không đều hoặc bị trầy xước. Thợ sơn sẽ thực hiện việc dặm vá và làm mịn bề mặt bằng cách trám trét các khu vực chưa đạt chất lượng. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra và đảm bảo chất lượng sơn, công trình sẽ được bàn giao trong tình trạng hoàn thiện tốt nhất.
Kiểm tra lỗi và bàn giao công trình (Nguồn: Internet)
4. Lưu ý an toàn khi thi công sơn kết cấu thép
Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng về an toàn khi thi công sơn kết cấu thép:
Đảm bảo khu vực thi công thông thoáng để tránh tích tụ hơi sơn, giảm nguy cơ ngộ độc cho thợ.
Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ gồm mặt nạ chống độc, găng tay, kính và quần áo bảo hộ nhằm bảo vệ da và hệ hô hấp.
Kiểm tra kỹ các thiết bị phun sơn, đảm bảo không có rò rỉ để tránh tai nạn.
Tránh thi công gần tia lửa, nguồn nhiệt hoặc nơi có nguy cơ cháy nổ để đảm bảo an toàn.
Lựa chọn thời tiết khô ráo, nhiệt độ không quá 35°C, độ ẩm không vượt 85%.
Không thi công sơn khi trời sắp mưa hoặc khi không khí còn ẩm sau mưa để tránh ảnh hưởng đến chất lượng lớp sơn.
Sử dụng đồ bảo hộ trong quá trình phun sơn kết cấu thép (Nguồn: Internet)
5. Mua sơn kết cấu thép chất lượng cao tại PPG Online
PPG Online là đơn vị cung cấp sơn kết cấu thép chính hãng chất lượng cao từ PPG Industries, Inc. – một trong những công ty về lĩnh vực sơn lớn nhất thế giới. PPG Online cam kết mang đến những sản phẩm sơn có chất lượng vượt trội, đáp ứng mọi yêu cầu về trang trí và bảo vệ kết cấu thép trong môi trường khắc nghiệt.
5 ưu điểm khi mua sơn kết cấu thép tại PPG Online:
Thương hiệu nổi tiếng: PPG Industries, Inc. là công ty sơn lớn nhất thế giới với hơn 130 năm kinh nghiệm.
Chứng nhận quốc tế: Sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế như AMMA 2003, 2004, 2005, đảm bảo chất lượng.
Hiệu suất vượt trội: Sơn có độ bám dính tốt và màu sắc bền lâu, chịu được môi trường khắc nghiệt.
Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp: Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng với hệ thống nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
Đối tác tin cậy: IPS là nhà phân phối uy tín với hơn 15 năm hoạt động trên thị trường.
Mua sơn kết cấu thép chính hãng, uy tín tại PPG Online
Trên đây là thông tin chi tiết về quy trình sơn kết cấu thép với 5 bước chuẩn, đơn giản. Để đảm bảo sự thành công trong thi công, việc sử dụng các sản phẩm sơn chất lượng cao là rất quan trọng. Hãy đến với PPG Online để mua sơn kết cấu thép chính hãng, chất lượng vượt trội, mang lại hiệu quả lâu dài cho công trình của bạn.
Địa chỉ: Số 7, đường số 10, khu đô thị Sala, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
SĐT: 028 6262 8668