Sơn công nghiệp là gì? Ứng dụng, các loại và quy trình thi công
- Người viết: PPG Online
- Đăng tải: 29/08/2024
- Cập nhật: 29/08/2024
Sơn công nghiệp được thiết kế để bảo vệ và làm đẹp các bề mặt trong môi trường công nghiệp như: bề mặt kim loại, kết cấu thép hay sắt thép, nền bê tông, gỗ thậm chí cả gạch men. Với thành phần chính là nhựa epoxy, polyurethane, sơn công nghiệp giúp tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ thiết bị, giảm chi phí bảo trì, nâng cao thẩm mỹ, an toàn trong công nghiệp.
Bài viết này sẽ đi sâu vào khái niệm sơn công nghiệp, các ứng dụng của nó trong các ngành công nghiệp khác nhau, cung cấp cho bạn các loại sơn công nghiệp phổ biến hiện nay và quy trình thi công sơn công nghiệp hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu cho bạn địa chỉ uy tín để mua sơn công nghiệp chất lượng. Hãy cùng tham khảo chi tiết ngay bên dưới!
Các loại sơn công nghiệp
1. Sơn công nghiệp là gì?
Sơn công nghiệp, hay còn gọi là Industrial Coating thường chứa các thành phần nhựa như epoxy, polyurethane, polyurea, acrylic và alkyd. Những thành phần này giúp tạo ra lớp bảo vệ chắc chắn cho bề mặt vật liệu. Sơn công nghiệp được thiết kế với mục đích để bảo vệ và trang trí cho các bề mặt bề mặt kim loại như thép, nhôm và các hợp kim khác trong môi trường công nghiệp. Loại sơn này có tính năng chống ăn mòn, tăng tuổi thọ cho các công trình xây dựng.
Sơn công nghiệp khác với sơn thông thường ở điểm chịu được độ bền cao hơn trong môi trường khắc nghiệt, có khả năng chống ăn mòn và chống hóa chất vượt trội. Hơn nữa, nó có độ bám dính tốt hơn trên bề mặt kim loại, chịu nhiệt độ cao và thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đặc biệt, dòng sơn PU 2 thành phần là một trong những loại sơn công nghiệp phổ biến và hiệu quả nhất trong việc chống ăn mòn kim loại.
2. Ứng dụng của sơn công nghiệp cho bề mặt kim loại
Sơn công nghiệp có ứng dụng rộng rãi trong 5 lĩnh vực chính:
Công nghiệp nặng:
Thiết bị máy móc: Sơn các bộ phận máy móc, thiết bị công nghiệp để chống gỉ sét, ma sát, tăng tuổi thọ.
Kết cấu thép: Sơn cầu trục, khung nhà xưởng, bồn chứa để bảo vệ khỏi tác động của môi trường.
Ống dẫn: Sơn ống dẫn dầu, khí, hóa chất để chống ăn mòn, rò rỉ.
Sơn công nghiệp sơn máy móc, thiết bị (Nguồn: internet)
Xây dựng:
Kết cấu thép: Sơn các khung nhà, cột, dầm để tăng độ bền và thẩm mỹ.
Sàn nhà xưởng: Sơn epoxy để tạo bề mặt chống trơn trượt, dễ vệ sinh.
Bể chứa: Sơn các bể chứa nước, hóa chất để chống rò rỉ, đảm bảo vệ sinh.
Sơn công nghiệp dùng để sơn nhà xưởng (Nguồn: internet)
Giao thông:
Tàu biển: Sơn thân tàu, các bộ phận bên trong để chống ăn mòn, rỉ sét, rong biển bám.
Xe ô tô: Sơn các bộ phận kim loại của xe để tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ khỏi tác động của môi trường.
Cầu cống: Sơn các kết cấu thép của cầu để tăng độ bền và chống gỉ sét.
Sơn công nghiệp dùng để sơn thân xe ô tô (Nguồn: internet)
Dầu khí:
Thiết bị: Sơn các thiết bị khai thác, vận chuyển dầu khí để chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao.
Đường ống: Sơn đường ống dẫn dầu, khí để bảo vệ khỏi tác động của môi trường.
Sơn công nghiệp sơn công trình ngoài trời, chịu nhiệt độ cao (Nguồn: internet)
Các ngành công nghiệp khác:
Điện tử: Sơn các linh kiện điện tử để chống ăn mòn, tăng độ bền.
Thực phẩm: Sơn các thiết bị trong nhà máy thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sản xuất đồ gỗ: Sơn công nghiệp cũng được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ, bao gồm các loại gỗ công nghiệp như MDF và gỗ acrylic, giúp bảo vệ và trang trí bề mặt gỗ.
Sơn công nghiệp sơn các bề mặt gỗ như tủ, bàn, ghế (Nguồn: internet)
3. Các loại sơn công nghiệp
PPG là một trong những thương hiệu sơn công nghiệp hàng đầu thế giới, với danh mục sản phẩm vô cùng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của các ngành công nghiệp khác nhau. Dưới đây là 3 loại sơn công nghiệp PPG phổ biến:
Sơn bột tĩnh điện
Sơn bột tĩnh điện là loại sơn dạng bột khô, được phun lên bề mặt kim loại bằng súng phun tĩnh điện. Sau đó, bề mặt được nung nóng để bột sơn nóng chảy và tạo thành lớp màng sơn đồng nhất.
Sơn bột tĩnh điện PPG (Nguồn: internet)
Sơn PU gốc dầu 2 thành phần
Sơn PU (Polyurethane) 2K là loại sơn gốc Polyurethane, bao gồm hai thành phần chính: sơn gốc (Polyol) và chất đóng rắn (Isocyanate). Khi trộn hai thành phần này lại với nhau, một phản ứng hóa học sẽ xảy ra, tạo nên lớp màng sơn cực kỳ bền vững. Nhờ độ bền cao và khả năng chống chịu tốt, sơn gốc dầu 2 thành phần thường được lựa chọn để sơn các công trình công nghiệp, mặc dù không phải là loại sơn công nghiệp chuyên dụng.
Đặc tính và ưu điểm nổi bật:
Độ bền cao, chống chịu tốt với tác động cơ học
Khả năng chống ăn mòn và chống hóa chất tốt
Độ bóng và độ bền màu lâu dài
Khả năng bám dính tuyệt vời trên nhiều loại bề mặt
Chống chịu mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Ứng dụng trong công nghiệp:
Sơn ô tô, xe máy
Sơn máy móc, thiết bị công nghiệp
Sơn sàn nhà xưởng, sân bay
Sơn các kết cấu nhôm, thép, kim loại ngoài trời
Sơn polyurethane PPG
Sơn Acrylic
Sơn acrylic là một loại sơn khô nhanh, được làm từ hỗn hợp chất màu polymer acrylic, chất làm dẻo, dầu silicon, chất khử bọt, chất ổn định hoặc xà phòng kim loại. Hầu hết sơn acrylic có gốc nước, nhưng trở nên kháng nước khi khô
Đặc điểm: Độ bóng cao, dễ thi công, khô nhanh, đa dạng màu sắc.
Ứng dụng: Sơn trang trí nội ngoại thất, sơn gỗ, kim loại, nhựa.
Hiện nay sơn PPG Acrylic đã có ở các quốc gia khác trên thế giới, nhưng tạm thời chưa có tại thị trường Việt Nam và sẽ có sớm trong tương lai.
Sơn acrylic (Nguồn: internet)
Sau đây là bảng so sánh giữa 2 loại để bạn có góc nhìn rõ hơn về 3 loại sơn này:
Tiêu chí | Sơn PU 2K (Polyurethane 2 thành phần) | Sơn bột tĩnh điện | Sơn acrylic |
Độ bền | Rất cao, chịu được mài mòn, va đập mạnh | Cao, bền màu, chống ăn mòn | Trung bình, dễ bị trầy xước hơn |
Độ bóng | Có thể điều chỉnh từ bóng đến mờ | Thường là mờ hoặc bán bóng | Có thể điều chỉnh, thường bóng hoặc mờ |
Khả năng chống tia UV | Tuyệt vời, ít bị phai màu | Tốt, bền màu dưới ánh nắng | Tốt, nhưng có thể bị phai màu theo thời gian |
Khả năng chịu hóa chất | Rất tốt | Tốt | Trung bình |
Chi phí | Cao | Trung bình | Thấp |
Thân thiện môi trường | Tương đối, có thể chứa dung môi | Rất tốt, không sử dụng dung môi | Tốt, nhiều loại sơn acrylic gốc nước |
4. Quy trình thi công sơn công nghiệp
Quy trình thi công sơn bột tĩnh điện
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Làm sạch bề mặt trước khi thi công (Nguồn: internet)
Các bước cần thực hiện: Tẩy dầu → Rửa nước chảy tràn → Tẩy gỉ → Rửa nước chảy tràn → Định hình. Sau đó tiến hành xử lý bề mặt, tùy theo vật liệu mà tiến hành bằng các hợp chất khác nhau, ví dụ thép hoặc sắt ( dùng phosphat kẽm), nhôm (dùng chromate). Tiếp đó, tiến hành rửa nước DI (nước Deion hoặc nước cất). Cuối cùng, sấy khô bề mặt sau khi xử lý, thường là 70 - 80°C, không được cao hơn.
Bước 2: Thi công
Thi công sơn (Nguồn: internet)
Sử dụng súng phun sơn tự động, điều chỉnh điện áp và lưu lượng bột phù hợp để sơn phun được đồng đều trên bề mặt.
Bước 3: Sấy khô và sấy sơn
Sấy khô sau khi thi công (Nguồn: internet)
Tùy theo chủng loại và thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp. Thông thường, sấy ở nhiệt độ 180-200°C trong khoảng 10-15 phút.
Lưu ý: Quy trình thi công có thể thay đổi tùy theo loại sơn cụ thể và yêu cầu của nhà sản xuất. Luôn tuân thủ hướng dẫn từ nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất.
Quy trình thi công sơn PU 2 thành phần
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Làm sạch bề mặt bằng bàn chải sắt, máy mài, máy phun cát, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ trên bề mặt. Đối với bề mặt cũ, cần loại bỏ lớp sơn cũ bằng chất tẩy sơn, sau đó chà nhám và làm sạch.
Chuẩn bị bề mặt (Nguồn: internet)
Bước 2: Pha sơn
Pha sơn trước khi thi công (Nguồn: internet)
Khuấy đều sơn trước khi pha, pha sơn theo tỉ lệ 10:1 (Base/chất đóng rắn). Cuối cùng, điều chỉnh độ nhớt cho phù hợp công trình sử dụng.
Bước 3: Thi công
Sử dụng máy phun sơn (Nguồn: internet)
Sử dụng máy phun sơn thông thường hoặc máy phun sơn áp lực cao. Độ phủ lý thuyết: 5 - 7 m2/kg (với độ dày màng sơn khô 55 microns).
Bước 4: Bảo quản, điều kiện khô
Bảo quản sơn ở nhiệt độ thích hợp (Nguồn: internet)
Đối với không khí khô trong môi trường nhiệt khí quyển (>30°C) trong 5 giờ (se mặt). Đối với khô sấy nhiệt, điểm chớp cháy từ 25 -30°C trong 10 – 15 phút, sấy khô 70 -80°C trong 30 phút.
Quy trình thi công sơn Acrylic
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Làm sạch bề mặt bằng cách loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, và tạp chất có thể dùng dung môi hoặc chất tẩy rửa. Sau đó sử dụng giấy nhám để tạo độ nhám, lau sạch bụi sau khi chà.
Chuẩn bị bề mặt cần sơn (Nguồn: internet)
Bước 2: Pha Sơn
Pha sơn PU acrylic theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, kết hợp chất làm cứng và dung môi để đạt độ nhớt phù hợp.
Pha sơn acrylic theo tỷ lệ của nhà sản xuất (Nguồn: internet)
Bước 3: Phun Sơn
Sử dụng máy phun giữ khoảng cách và tốc độ phun đều để phủ lớp sơn đồng đều. Tiếp đó, phun lớp thứ hai sau 30 phút đến 1 giờ khi lớp đầu tiên khô.
Phun sơn bằng máy (Nguồn: internet)
Bước 4: Khô và hoàn thiện
Thời gian để sơn khô hoàn toàn từ 24 đến 48 giờ. Sau đó bạn tiến hành kiểm tra đảm bảo sơn phủ đều bề mặt và lớp sơn đạt yêu cầu.
Chờ sơn khô sau đó kiểm tra bề mặt sơn (Nguồn: internet)
Để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về 3 quy trình sơn trên khác nhau ở điểm nào, sau đây là bảng so sánh chi tiết:
Giai đoạn | Sơn PU gốc dầu 2 thành phần | Sơn bột tĩnh điện | Sơn acrylic |
Chuẩn bị bề mặt | Làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ. Xử lý bề mặt bằng hóa chất (nếu cần). Chà nhám để tăng độ bám dính. | Làm sạch bề mặt bằng cách tẩy dầu mỡ, rỉ sét. Phủ lớp phosphat hoặc mạ kẽm (nếu cần). | Làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ. Sửa chữa các vết nứt, lỗ hổng. |
Pha sơn | Trộn đều hai thành phần A và B theo tỷ lệ quy định. Khuấy kỹ để đảm bảo hỗn hợp đồng nhất. | Không cần pha sơn. Bột sơn đã được sản xuất sẵn. | Pha sơn với nước theo tỷ lệ quy định. |
Thi công | Sử dụng súng phun hoặc cọ để thi công. Thi công nhiều lớp để đạt độ dày mong muốn. Thời gian khô giữa các lớp cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. | Treo sản phẩm vào buồng sơn tĩnh điện. Phun sơn bột lên bề mặt sản phẩm. Nung chảy bột sơn để tạo lớp màng phủ. | Sử dụng cọ, rulo hoặc súng phun để thi công. Thi công nhiều lớp để đạt độ dày mong muốn. |
Khô | Khô tự nhiên hoặc sấy bằng đèn hồng ngoại. Thời gian khô hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện môi trường và độ dày lớp sơn. | Khô nhanh ngay sau khi nung chảy. | Khô nhanh, có thể sơn lớp tiếp theo sau khoảng 12 giờ. |
5. PPG Online cung cấp sơn công nghiệp chất lượng cao
PPG Online là kênh phân phối trực tiếp của thương hiệu PPG tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sơn công nghiệp. Có 3 điểm mạnh của PPG Online trong thị trường sơn cho kim loại:
Đa dạng sản phẩm: PPG cung cấp nhiều loại sơn công nghiệp đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng đặc biệt là dòng sơn PU 2 thành phần và sơn bột tĩnh điện.
Chất lượng đạt chuẩn quốc tế: Nhiều sản phẩm của PPG đáp ứng các chứng chỉ quốc tế như AMMA 2003, 2004, 2005 (đối với sơn bột).
Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp: Đội ngũ chuyên gia của PPG luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng.
Để mua sơn trực tiếp từ nhà phân phối chính hãng của PPG tại Việt Nam, bạn có thể truy cập website PPG Online. Đây là đối tác chiến lược của PPG, đã có mặt trên thị trường Việt Nam hơn 15 năm. Với nhà máy sản xuất đặt tại Việt Nam, PPG Online cam kết đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả mọi nhu cầu của khách hàng về sơn công nghiệp chất lượng cao.
PPG Industries, Inc. là công ty Fortune 500 của Mỹ và là nhà cung cấp sơn, phủ vật liệu hàng đầu toàn cầu. Với hơn 130 năm kinh nghiệm, PPG đã khẳng định vị thế là thương hiệu uy tín trong ngành sơn công nghiệp, cung cấp nhiều giải pháp hoàn thiện bề mặt chất lượng cao.
Sơn PU của PPG được sản xuất từ công nghệ tiên tiến, liên tục đổi mới và cải tiến công thức sơn, mang lại hiệu suất vượt trội. Dòng sơn PU của PPG có khả năng giữ màu tốt kết hợp với tính năng chống ăn mòn cao giúp bảo vệ hiệu quả bề mặt kim loại trong môi trường khắc nghiệt.
6. Câu hỏi thường gặp
Sơn công nghiệp có độc hại không?
Hầu hết mọi người đều biết rằng các loại sơn công nghiệp chứa nhiều hóa chất và dung môi dễ bay hơi. Khi tiếp xúc với các loại sơn này, chúng ta dễ bị nhiễm độc qua đường hô hấp và hấp thụ qua da. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, sơn công nghiệp của PPG được thiết kế với sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe người sử dụng và môi trường. Thành phần sơn không chứa kim loại nặng, vượt qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như ROHS và REACH. Có lượng VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) bằng 0 hoặc rất thấp. Mặc dù vậy, bạn không nên chủ quan khi sử dụng sơn công nghiệp, bạn vẫn nên tuân thủ các biện pháp an toàn như đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ, đồng thời làm việc trong không gian thông thoáng.
Sơn công nghiệp có gì giống và khác với sơn thông thường?
Sơn công nghiệp và sơn thông thường có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau rõ rệt. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về đặc điểm của từng loại:
Đặc điểm | Sơn Công Nghiệp | Sơn Thông Thường |
Thành phần | Thành phần hóa học đặc biệt, phụ gia tăng cường độ bền, khả năng chống chịu | Thành phần đơn giản, sử dụng chất kết dính thông thường |
Độ bền | Rất cao, chịu được môi trường khắc nghiệt, hóa chất, nhiệt độ cao | Trung bình, dễ bị ảnh hưởng bởi tác động môi trường |
Khả năng chống ăn mòn | Tốt, bảo vệ bề mặt khỏi rỉ sét, oxy hóa | Khả năng chống ăn mòn thấp hơn |
Độ bám dính | Rất tốt, bám chặt vào nhiều loại bề mặt | Tương đối tốt |
Độ bóng | Điều chỉnh độ bóng theo yêu cầu, từ bóng gương đến mờ | Độ bóng cố định |
Màu sắc | Đa dạng, pha chế nhiều màu sắc khác nhau | Đa dạng nhưng hạn chế hơn |
Thời gian khô | Tùy loại sơn, có thể nhanh hoặc chậm | Thường khô nhanh hơn |
Ứng dụng | Công nghiệp: nhà xưởng, cầu cảng, tàu biển, thiết bị máy móc... | Dân dụng: nhà ở, nội thất, đồ gỗ... |
Giá thành | Cao hơn | Thấp hơn |
Yêu cầu kỹ thuật | Cao, đòi hỏi kỹ thuật thi công chuyên nghiệp | Thấp hơn, dễ thi công |
Qua bài viết này, PPG đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về sơn công nghiệp, từ định nghĩa, ứng dụng, các loại sơn phổ biến đến quy trình thi công. Sơn công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tăng tuổi thọ cho các công trình, máy móc và thiết bị trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp sơn công nghiệp chất lượng cao, hãy khám phá các sản phẩm của PPG tại PPG Online. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành và cam kết về chất lượng, chúng tôi tự tin có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn về sơn công nghiệp.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Địa chỉ: Số 7, đường số 10, khu đô thị Sala, phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Hotline: 028 6262 8668